Chat Zalo! Icon
Quản lý nhân sự là gì? Thế nào là quy trình quản lý nhân sự hiệu quả


Mọi tổ chức dù lớn hay nhỏ đều sử dụng nhiều loại nguồn lực khác nhau để hoạt động kinh doanh: tài chính, tài sản cố định hoặc hàng hóa được sử dụng để tạo ra thu nhập cho một doanh nghiệp. Dẫu vậy, tất cả đều có một điểm chung: phải có người để vận hành các nguồn lực một cách tối ưu. Vậy làm sao để doanh nghiệp quản lý nhân sự  hiệu quả? Đâu là những nhiệm vụ, kỹ năng cần có khi quản lý nhân sự? Bài viết dưới đây của TS24 sẽ mang đến những thông tin hữu ích, đừng bỏ qua nhé!

I.  Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý Nhân sự (Hay còn được biết đến qua cụm từ Human Resource Management) là quá trình tuyển dụng, lựa chọn, giới thiệu nhân viên, đưa ra định hướng, đào tạo và phát triển, đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên. Quản lý nhân sự cũng quyết định lương thưởng và cung cấp lợi ích, tạo động lực cho nhân viên, duy trì quan hệ đúng đắn với nhân viên và tổ chức, đảm bảo an toàn cho nhân viên cũng như các phúc lợi và tuân thủ đúng đắn theo quy định của nhà nước.

Quản lý nhân sự là một trong những cách tiếp cận mang tính chiến lược và toàn diện để quản lý con người và môi trường, văn hóa nơi làm việc. Quản lý nhân sự hiệu quả sẽ cho phép nhân viên đóng góp hiệu quả và năng suất vào định hướng chung của công ty và hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

Có thể nói, Quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng hàng đầu, cần tập trung triển khai nếu doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh.

II. Tại sao phải quản lý nhân sự trong doanh nghiệp?


1. Quản lý chiến lược:

Đây là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ tổ chức nào và đóng một vai trò quan trọng trong quản lý nhân sự. Các nhà quản lý nhân sự phải nắm được các chiến lược để đảm bảo tổ chức đạt được các mục tiêu kinh doanh, cũng như đóng góp đáng kể vào quá trình ra quyết định của công ty, bao gồm các đánh giá cho nhân viên hiện tại và dự đoán cho những người trong tương lai dựa trên nhu cầu kinh doanh.

2. Phân tích lợi ích:

Các nhà quản lý nhân sự làm việc theo hướng giảm chi phí, chẳng hạn như tuyển dụng và đào tạo. Các chuyên gia nhân sự được đào tạo để tiến hành các cuộc đàm phán hiệu quả với những nhân viên tiềm năng và hiện có, cũng như hiểu rõ về các lợi ích của những nhân viên có khả năng thu hút các ứng viên chất lượng và giữ chân được lực lượng lao động hiện có.

3. Đào tạo và phát triển: 

Vì các nhà quản lý nhân sự đóng góp đáng kể cho các chương trình đào tạo và phát triển nên họ cũng đóng vai trò then chốt trong việc củng cố mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Điều này góp phần vào sự phát triển của nhân viên trong công ty, do đó nâng cao sự hài lòng và năng suất của nhân viên. 

4. Tương tác trong nhân viên:

Các nhà quản lý nhân sự chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động, sự kiện và lễ kỷ niệm trong tổ chức, tạo điều kiện cho các cơ hội xây dựng nhóm. Tăng cường sự tương tác giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với lãnh đạo và tạo ra cảm giác tin tưởng và tôn trọng giữa các đồng nghiệp.

5. Quản lý xung đột:

Bộ phận cần đến khi có bất kỳ sự xung đột nào phát sinh trong công việc giữa các nhân viên là nhân sự. Họ phải đảm bảo rằng các vấn đề và xung đột được giải quyết hiệu quả, tiếp cận vấn đề với thái độ khách quan và khuyến khích giao tiếp hiệu quả để đạt được giải pháp. Ngoài ra, giúp nhân viên thấu hiểu, thông cảm cho nhau để phát triển các mối quan hệ công việc một cách hiệu quả và không để sự phán xét cá nhân ảnh hưởng đến hành vi của họ.

6. Thiết lập một nền văn hóa làm việc lành mạnh:

Một môi trường, văn hóa làm việc lành mạnh là mấu chốt trong việc mang lại những điều tốt nhất cho nhân viên. Các nhà quản lý nhân sự đóng góp đáng kể trong việc thiết lập một nền văn hóa làm việc lành mạnh, thân thiện và tích cực, từ đó chuyển nó thành năng suất làm việc tốt hơn giữa các nhân viên.

7. Tuân thủ:

Các nhà quản lý nhân sự luôn muốn hướng tới việc làm sao để cho tổ chức của mình tuân thủ luật lao động, cũng như duy trì quy trình tuyển dụng và bảo mật hồ sơ của ứng viên.

III. 6 Công việc chính của quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự được thực hiện bởi các chuyên gia nhân sự tận tâm, những người chịu trách nhiệm thực hiện hàng ngày các chức năng liên quan đến nhân sự. Vậy cụ thể công tác quản lý nhân sự bao gồm những gì?

» Tham khảo thêm: Top các phần mềm quản lý nhân sự miễn phí tốt nhất 2023

1. Quản lý hiệu suất làm việc, đảm bảo công việc

Quản lý hiệu suất là công việc cần thiết để doanh nghiệp hay nhà quản lý biết rằng người lao động đang làm việc hiệu quả và gắn bó. Quản lý hiệu suất tốt sẽ thể hiện ở khả năng lãnh đạo tốt, thiết lập mục tiêu rõ ràng và phản hồi cởi mở.

Quy trình quản lý hiệu suất làm việc có thể bắt đầu bằng các hoạt động đánh giá đánh giá hiệu suất theo từng giai đoạn, trong đó nhân viên tự đánh giá hoặc được đánh giá bởi người quản lý. Quy trình cũng bao gồm các phương thức đánh giá, phản hồi 360 độ như đồng nghiệp, người quản lý, cấp dưới và đôi khi thậm chí cả khách hàng đánh giá hiệu suất của nhân viên. Điều này sẽ giúp nhân viên liên tục có những phản hồi về năng lực làm việc để cải tiến và mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

>>> Đừng bỏ lỡ: Top các phần mềm chấm công miễn phí tốt nhất hiện nay

2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một khi doanh nghiệp bỏ chi phí, thời gian để thuê nhân viên mới, doanh nghiệp muốn đảm bảo rằng nhân viên không chỉ được đào tạo để thực hiện công việc mà còn tiếp tục phát triển và phát triển các kỹ năng mới trong công việc, giúp năng suất làm việc của nhân viên được nâng cao. Đào tạo cũng là một thành phần quan trọng trong việc tạo động lực cho nhân viên. Nhân viên cảm thấy họ đang được phát triển các kỹ năng của mình, từ đó hạnh phúc hơn trong công việc. Điều này sẽ giúp tăng khả năng giữ chân nhân viên và xây dựng văn hóa làm việc cho tổ chức.

Có thể kể đến một số các hoạt động đào tạo trong quy trình quản lý nhân sự như:

      • Đào tạo kỹ năng trong công việc
      • Đào tạo về giao tiếp, thuyết trình trước đám đông
      • Các hoạt động xây dựng đội nhóm
      • Đào tạo về lịch sử, văn hóa, tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức
      • Đào tạo các kiến thức về sản phẩm kinh doanh

3. Lập kế hoạch dự phòng nhân lực

Việc xây dựng và đào tạo đội ngũ kế cận, lên các kế hoạch dự phòng nhân lực là hoạt động quan trọng trong quy trình quản lý nhân sự. Điều này giúp doanh nghiệp có một hệ thống hồ sơ nhân viên tiềm năng để thay thế, điều chuyển khi xảy ra biến động về nhân sự. Vai trò của việc lập kế hoạch dự phòng nhân lực được thể hiện rõ rệt trong giai đoạn đại dịch Covid khi doanh nghiệp bắt buộc cắt giảm nhân viên, nhân sự nghỉ việc đột ngột,…

Công việc này cũng phát huy tác dụng khi có sự biến động về nhân sự ở các vị trí cấp cao: doanh nghiệp có sẵn nguồn lực để thay thế lập tức từ nội bộ thay vì mất thời gian tìm kiếm nhân sự bên ngoài, đảm bảo công tác vận hành của tổ chức không bị gián đoạn.

» Đừng bỏ lỡ: Turnover Rate là gì ? 5 Cách cải thiện tỷ lệ nghỉ việc hiệu quả

4. Xây dựng chế độ, quyền lợi và phúc lợi cho nhân sự

Quản lý nhân sự giúp đảm bảo lương thưởng công bằng, đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành và đủ cao để thu hút nhân tài làm việc cho tổ chức. Ngoài ra, Quản lý nhân sự giúp kiểm soát và cân đối mức lương tương đương với sự đóng góp của nhân viên cho tổ chức. Điều này liên quan đến việc thiết lập hệ thống trả lương có tính đến số năm làm việc, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn và các khía cạnh tương tự. Xây dựng tốt các cơ chế về quyền lợi và phúc lợi của nhân viên cũng giúp mức độ hài lòng khi làm việc của nhân viên cao hơn, tạo động lực làm việc của nhân viên và gia tăng sự tin tưởng, trung thành của nhân viên với tổ chức.