Chat Zalo! Icon
Tổng hợp danh sách văn bản quy định về hóa đơn sẽ hết hiệu lực từ 01/11/2020
Từ ngày 01/11/2020, một số văn bản pháp luật về hóa đơn sẽ chính thức hết hiệu lực thi hành. Điều này đã được Bộ Tài chính quy định rõ trong Thông tư số 68/2019/TT-BTC, ban hành ngày 30/09/2019 nhằm hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính Phủ. Chi tiết các văn bản hết hiệu lực thi hành sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
12 tháng 10, 2020 bởi
Nguyễn Hoài Nguyên Hậu

 1. 09 văn bản pháp luật về hóa đơn sẽ hết hiệu lực thi hành từ 01/11/2020

Theo Khoản 3, Điều 26 của Thông tư số 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, các hộ và các cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Điều này đồng nghĩa rằng, từ ngày 01/11/2020, một số văn bản pháp luật về hóa đơn cũ sẽ trở nên không cần thiết, và việc nó được quy định vào danh sách các văn bản hết hiệu lực thi hành là tất yếu.


Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 26, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định 09 văn bản dưới đây sẽ hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2020:

🔴 1.1. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP là văn bản pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 14/05/2010 nhằm quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

🔴 1.2. Nghị định số 04/2014/NĐ-CP

Nghị định số 04/2014/NĐ-CP là văn bản pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 17/01/2014 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

🔴 1.3. Thông tư số  32/2011/TT-BTC

Thông tư số 32/2011/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/03/2011 nhằm hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

🔴 1.4. Thông tư số 191/2010/TT-BTC

Thông tư số 191/2010/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 01/12/2010 nhằm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hoá đơn vận tải hành khách bằng xe ôtô.

🔴 1.5. Thông tư số 39/2014/TT-BTC

Thông tư số 39/2014/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 31/03/2014 nhằm hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, ngày 14/05/2010, và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP, ngày 17/01/2014, của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

🔴 1.6. Quyết định số 1209/QĐ-BTC

Quyết định số 1209/QĐ-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 23/06/2015 nhằm quyết định về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

🔴 1.7. Quyết định số 526/QĐ-BTC

Quyết định số 526/QĐ-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 16/04/2018 nhằm quyết định về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

🔴 1.8. Quyết định số 2660/QĐ-BTC

Quyết định số 2660/QĐ-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/12/2016 nhằm quyết định về việc gia hạn thời gian thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

🔴 1.9. Thông tư số 37/2017/TT-BTC

Thông tư số 37/2017/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 27/04/2017 nhằm sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC.

Như vậy, từ ngày 01/11/2020, khi chuyển đổi sử dụng hóa đơn, các DN không cần quan tâm đến 09 văn bản hết hiệu lực kể trên, thay vào đó chỉ cần tuân thủ đúng các văn bản pháp luật về hóa đơn còn hiệu lực thi hành như: Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC,...

2. DN cần sớm chuyển đổi HĐĐT khi thời hạn 01/11/2020 đang tới rất gần

Với mốc 01/11/2020 được đưa ra thì từ nay đến thời hạn cuối cùng bắt buộc các đơn vị kinh doanh phải chuyển đổi HĐĐT đang tới rất gần. Do đó, các đơn vị kinh doanh cần phải nhanh chóng, gấp rút hoàn thành chuyển đổi HĐĐT, chậm nhất vào ngày 31/10/2020.

Thực tế, việc sớm hoàn thành chuyển đổi sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của TS24 Corp không những giúp các đơn vị kinh doanh tránh được các vi phạm, rủi ro có thể xảy ra vì chậm trễ chuyển đổi, mà còn giúp các DN gia tăng nhiều lợi ích lớn:

- Tiết kiệm tối đa nhân lực, thời gian, chi phí cho quy trình lập, xuất hóa đơn.

- Xóa bỏ các rủi ro có thể xảy ra với hóa đơn: thất lạc, mất, cháy, hỏng,...

- Tránh ùn tắc khi hàng loạt DN chuyển đổi sát thời hạn.

- Hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn từ các nhà cung cấp hóa đơn điện tử.

Trên đây, bài viết tổng hợp tới bạn và doanh nghiệp 09 văn bản pháp luật về hóa đơn sẽ hết hiệu lực thi hành từ 01/11/2020.

trong Tin tức