Chuyển đổi số quản lý nhân sự: 5 Giá trị mang đến sự phát triển đột phá
Việc kết hợp công nghệ kỹ thuật số vào quy trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp có thể cải thiện thái độ và sự gắn bó của nhân viên. Chính vì vậy, chuyển đổi số nhân sự nên là một trong những mục tiêu hàng đầu doanh nghiệp cần theo đuổi. Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhờ việc khai thác những lợi ích to lớn khi ứng dụng các nền tảng công nghệ kỹ thuật số trong quản lý nhân sự.
Chuyển đổi số nhân sự là gì?
Chuyển đổi số trong lĩnh vực quản trị nhân sự là việc ứng dụng các nền tảng công nghệ để làm thay đổi cách thức quản lý và nâng cao năng lực của bộ phận nhân sự.
Mục tiêu của chuyển đổi số nhân sự hướng đến 2 kết quả chính:
- Tự động hóa quy trình quản lý nhân sự giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp.
- Thu tập, phân tích các dữ liệu nhân sự để đưa ra các quyết định chính xác trong quản trị vận hành.
Chuyển đổi số digital transformation làm thay đổi nhiều mặt trong doanh nghiệp như kinh doanh, sản xuất, khách hàng hay vận hành. Đặc biệt, chuyển đổi số quản lý nhân sự mang lại nhiều giá trị cho tổ chức vì hướng đến nhân tố chủ chốt của doanh nghiệp đó là nguồn lực con người.
05 Lý do để theo đuổi chiến lược chuyển đổi số nhân sự
Với rất nhiều mục tiêu quan trọng cần theo đuổi, tại sao một công ty nên dành sự ưu tiên hàng đầu vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý nhân sự?
01. Nhân sự là yếu tố quan trọng trong chiến lược của công ty
Chuyển đổi số giúp bộ phận nhân sự đóng góp được nhiều ý kiến hơn trong các chiến lược và mục tiêu của công ty thay vì chỉ đảm nhiệm công tác hành chính. Nhờ chuyển đổi số doanh nghiệp, các nhà nhà lãnh đạo có nhiều phương thức để truy cập trực tiếp vào nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp là vốn con người.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số còn giúp bộ phận nhân sự tích hợp một cách liền mạch với các bộ phận khác trong doanh nghiệp thay vì hoạt động theo kiểu “silo”. Với những thông tin chi tiết mới mà cán bộ quản lý nhân sự cung cấp, nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho chiến lược kinh doanh trong ngắn và dài hạn của tổ chức.
02. Tạo điều kiện cho việc truy cập dữ liệu dễ dàng hơn
Có bốn bước chính của một quá trình chuyển đổi nhân sự bao gồm:
- Số hóa dữ liệu
- Tự động hóa các quy trình thủ công
- Thiết lập các chỉ số để đo lường hiệu quả vận hành
- Tích hợp cơ sở dữ liệu trong tổ chức
Nhờ chuyển đổi số, các nhân viên nhân sự sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thường ngày. Các nền tảng kỹ thuật số sẽ giúp họ có thể kết nối đến dữ liệu nhân sự mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu cũng sẽ được chia sẻ một cách dễ dàng cho các bộ phận khác chỉ trong vài cú nhấp chuột.
Việc quản lý nhân sự cũng sẽ được đảm bảo tính chính xác vì hạn chế tối đa những sai sót do lỗi của con người. Nhờ cập nhật thông tin của nhân sự một cách liên tục, nhà lãnh đạo sẽ có được cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động và phát hiện sớm các vấn đề cần phải cải thiện.
03. Đảm bảo an toàn thông tin của nhân sự
Bên cạnh việc truy cập dễ dàng thì quá trình chuyển đổi số nhân sự giúp tăng cường tính bảo mật dữ dữ liệu. Bằng các biện pháp như xác minh danh tính, phân quyền truy cập,... các nền tảng công nghệ sẽ hỗ trợ việc quản lý thông tin nhân viên một cách an toàn và đảm bảo rằng, các tệp dữ liệu chỉ được xem và chia sẻ bởi những người được cấp quyền.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà việc trao đổi dữ liệu ngày càng được sử dụng nhiều. Các nhà lãnh đạo và các thành viên trong bộ phận nhân sự xử lý một lượng lớn thông tin bí mật. Từ dữ liệu xử lý thanh toán đến tài liệu nhận dạng nhân viên, những tệp này chứa thông tin nhạy cảm phải được bảo vệ mọi lúc.
04. Cho phép quản lý quy trình nhân sự
Có một số chức năng cốt lõi mà bộ phận HR chịu trách nhiệm thực hiện:
- Quản lý quyền lợi
- Xử lý bảng lương
- Kế hoạch công việc
- Tuyển dụng nhân viên
- Giới thiệu nhân viên
Một khâu trong quy trình quản lý nhân sự không tốt có thể cản trở sự phát triển của tập thể toàn bộ tổ chức. Khi triển khai chuyển đổi số, tổ chức có nhiều công cụ hơn để kiểm tra sự hiệu quả của quy trình quản lý để đưa ra những cải tiến mới kịp thời.
Có nhiều doanh nghiệp giữ nguyên cách quản lý nhân viên qua nhiều năm dẫn đến sự không phù hợp với tình hình hiện tại. Chuyển đổi số nhân sự hướng đến loại bỏ những thói quen và tư duy cũ, phát triển một hệ thống quản lý chuyên môn hóa, trở thành một môi trường người lao động sẵn sàng cống hiến và gắn bó.
Để thực hiện được việc này đòi hỏi tổ chức phải đảm bảo các quy trình quản lý mới được thiết kế kết hợp với các nền tảng công nghệ hỗ trợ. Đôi khi có thể phải tái cấu trúc mô hình vận hành để tổ chức có thể đạt được thành công trên con đường chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số nhân sự nói riêng.
5. Tăng cường quản trị dữ liệu
Khi tất cả dữ liệu nhân sự của một công ty có sẵn trên một nền tảng trung tâm, người quản lý và các nhân sự được cấp quyền có thể chủ động kiểm soát dữ liệu của mình.
Bên cạnh đó, thực hiện số hóa dữ liệu còn giúp tổ chức tránh được việc thất thoát những thông tin quan trọng. Việc quản lý các văn bản bằng giấy khiến doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong vấn đề lưu trữ và truy xuất thông tin khi cần thiết. Điều này sẽ được khắc phục khi doanh nghiệp ứng dụng các nền tảng công nghệ. Việc truy xuất thông tin nhanh chóng giúp nhà quản trị có thể quản lý hiệu quả việc tuân thủ và ban hành các văn bản mới một cách kịp thời.
Bên cạnh đó, nhờ sử dụng mạng thông tin nội bộ, khả năng giao tiếp với các nhân viên cũng được gia tăng. Doanh nghiệp có thể ban hành các quy tắc, các quy định mới và gửi chúng đến các thành viên một cách nhanh chóng.
Chuyển đổi số trong quản lý nhân sự công nghệ nào là sự lựa chọn tốt?
Hầu hết các công ty đều hiểu tầm quan trọng của chuyển đổi số đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian ngân sách và kinh nghiệm nên nhiều doanh nghiệp còn rụt rè và chưa đẩy mạnh việc chuyển đổi số hướng đến con người.
Để đạt được thành công trong chuyển đổi số nhân sự, tổ chức cần có kế hoạch đại tu hoàn chỉnh cách thức hoạt động và chức năng của bộ phận quản lý nhân sự hiện tại của công ty.
Các nền tảng phần mềm quản lý nhân sự hiện đại doanh nghiệp có thể ứng dụng vào kế hoạch chuyển đổi số của mình:
- Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
- Hệ thống thông tin nguồn nhân lực
- Hệ thống quản lý nguồn nhân lực
- Hệ thống Quản lý Nguồn nhân lực
Các công ty đã có sẵn hệ thống ERP có thể tích hợp thêm phần mềm quản lý nhân sự để hướng đến khả năng chuyên môn hóa trong lĩnh vực này. Odoo hiện hiện đang là giải pháp phần mềm ERP nổi bật bởi hệ sinh thái chức năng toàn diện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp.
Hiện tại, phần mềm Odoo 15 đã cho ra mắt nhiều cải tiến mới trở thành công cụ quản lý nhân sự mạnh mẽ và chuyên biệt. Phần mềm đáp ứng tốt trong các nghiệp vụ quản lý nhân sự cơ bản và nhu cầu quản lý nhân sự từ xa.
Chuyển đổi số mở khóa tiềm năng nhân sự của bạn
Bộ phận nhân sự của doanh nghiệp là một trong những thành phần có giá trị quan trọng trong sự phát triển của tổ chức. Đây là những thành viên đang làm việc hàng ngày để đảm bảo lực lượng lao động của của tổ chức luôn vui vẻ, hạnh phúc và đạt được năng suất làm việc cao.
Khi bạn theo đuổi chiến lược chuyển đổi nhân sự, bộ phận này sẽ đóng vai trò tích cực hơn giúp tổ chức đạt được mục tiêu phát triển. Phần mềm quản lý nhân sự hiện đại thúc đẩy sự hợp tác, cho phép truy cập dữ liệu và đơn giản hóa kể cả những quy trình nhân sự phức tạp nhất.
Là đơn vị dẫn đầu trong việc thực thi số hóa tại Việt Nam đặc biệt là kinh nghiệm triển khai các giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp. TS24 thấu hiểu được những mong muốn của các tổ chức. Chúng tôi luôn mang đến giải pháp số hóa doanh nghiệp có giá trị lâu dài và phù hợp với lĩnh vực hoạt động của tổ chức.