Chat Zalo! Icon
Cách tính bảo hiểm xã hội một lần qua VssID nhanh chóng và dễ dàng
Việc tính bảo hiểm xã hội một lần trên ứng dụng VssID giúp người dân dễ dàng biết được số tiền mình sẽ nhận khi tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách tra cứu thông tin này trên ứng dụng. Bài viết sau của eBH sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu số tiền bảo hiểm xã hội một lần một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội một lần là quyền lợi quan trọng của người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện). Người tham gia có thể nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu đủ điều kiện và không tiếp tục đóng bảo hiểm.

Theo đó, người dân sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội.
  • Sau một năm nghỉ việc nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia.
  • Định cư ở nước ngoài.
  • Mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV/AIDS, hoặc các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
  • Ngoài ra, còn một số trường hợp như sau khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện nhận lương hưu theo quy định.


    Theo Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, công thức tính BHXH được quy định như sau:

    Mức hưởng BHXH 1 lần= {(1.5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham BHXH từ năm 2014)} x Mbqlt.

    Trong đó:

    Mbqlt (Mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH) = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / (Tổng số tháng đóng BHXH).

    Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện như sau:

    - Năm 2008: Mức điều chỉnh là: 2,14

    - Năm 2009: Mức điều chỉnh là: 2,0

    - Năm 2010: Mức điều chỉnh là: 1,83

    - Năm 2011: Mức điều chỉnh là: 1,54

    - Năm 2012: Mức điều chỉnh là: 1,41

    - Năm 2013: Mức điều chỉnh là: 1,33

    - Năm 2014: Mức điều chỉnh là: 1,27

    - Năm 2015: Mức điều chỉnh là: 1,27

    - Năm 2016: Mức điều chỉnh là: 1,23

    - Năm 2017: Mức điều chỉnh là: 1,19

    - Năm 2018: Mức điều chỉnh là: 1,15

    - Năm 2019: Mức điều chỉnh là: 1,12

    - Năm 2020: Mức điều chỉnh là: 1,08

    - Năm 2021: Mức điều chỉnh là: 1,07

    - Năm 2022: Mức điều chỉnh là: 1,03

    - Năm 2023: Mức điều chỉnh là: 1,0

    - Năm 2024: Mức điều chỉnh là: 1,0

    Lưu ý: Trường hợp người lao động chưa đóng đủ 1 năm BHXH thì mức bình quân tiền lương tính bằng 22% mức tiền lương tháng đã đóng BHXH (tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH).

    Lưu ý: Trường hợp người lao động chưa đóng đủ 1 năm BHXH thì mức bình quân tiền lương tính bằng 22% mức tiền lương tháng đã đóng BHXH (tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH).

 

Ví dụ về cách tính BHXH một lần:

Anh Nguyễn Văn A có thời gian tham gia BHXH từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2024 như sau:

  • Từ tháng 01/2020 - 12/2020: Mức lương 4,000,000 đồng/tháng.
  • Từ tháng 01/2021 - 05/2023: Mức lương 6,000,000 đồng/tháng.
  • Tháng 06/2023 - 06/2024: Mức lương 7,000,000 đồng/tháng.
  • Theo công thức tính BHXH 1 lần, số tiền BHXH 1 lần mà anh A nhận được như sau: 
  • Thời gian tham gia BHXH: 04 năm 6 tháng


    Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

  • Giai đoạn đóng từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4,000,000 đồng: 4,000,000 x 1.08 x 12 = 51.840.000 đồng.
  • Giai đoạn đóng từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1.07 x 12 = 77.040.000 đồng.
  • Giai đoạn đóng từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1,03 x 12 = 74.160.000 đồng.
  • Giai đoạn đóng từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2023: Thời gian 5 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1 x 5 = 30,000,000 đồng.
  • Giai đoạn đóng từ tháng 06/2023 đến tháng 12/2023: Thời gian 7 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 7,000,000 đồng: 7,000,000 x 1 x 7 = 49,000,000 đồng.
  • Giai đoạn đóng từ tháng 01/2024 đến tháng 06/2024: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 7,000,000 đồng: 7,000,000 x 1 x 6 = 42,000,000 đồng.
    => Tổng tiền đóng BHXH = 51.840.000 + 77.040.000 + 74.160.000 + 30,000,000 + 49,000,000 + 42,000,000 = 324.040.000 đồng.

    Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 324.040.000 đồng/54 tháng = 6.000.740 đồng

    Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi: 6.000.740 x 4.5 x 2 = 54.006.666 đồng.

    => Tổng tiền BHXH một lần anh A được nhận là 54.006.666 đồng.


    2. Hướng dẫn tính bảo hiểm xã hội 1 lần trên VssID

    Hiện nay, ứng dụng VssID chưa cho phép tính BHXH một lần ngay trên ứng dụng, mà chỉ có thể tra cứu được thông tin hưởng BHXH một lần trong trường hợp đã nhận tiền BHXH một lần và tra cứu quá trình đóng BHXH trên VssID để tính BHXH một lần.

    Để tra cứu thông tin hưởng BHXH một lần trên ứng dụng VssID, người dân thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản hoặc Đăng nhập tài khoản trên ứng dụng VssID. 
  • Bước 2: Tại giao diện “Quản lý cá nhân”, chọn “Quá trình tham gia”, chọn tiếp “BHXH” để hiển thị toàn bộ quá trình tham gia BHXH của người lao động và tổng thời gian tham gia BHXH.
    Ngoài ra, nếu muốn xem chi tiết mức lương đóng BHXH theo từng giai đoạn, có thể chọn biểu tượng “Xem” hình con mắt. 

  • Bước 3: Truy cập website: LuatVietnam.vn và tra cứu từ khóa “tính bảo hiểm xã hội một lần” hoặc truy cập trực tiếp hệ thống tính BHXH 1 lần online
  • Bước 4: Điền thông tin
    Nhập đầy đủ thông tin liên quan đến giai đoạn nộp và mức lương đóng BHXH tương ứng trên hệ thống.
    Trường hợp đã từng làm nhiều công ty khác nhau, người lao động có thể thêm các giai đoạn tương ứng bằng cách sử dụng tùy chọn “Thêm giai đoạn”, sau đó tiếp tục bổ sung thông tin.

  • Bước 5: Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, chọn “Tính BHXH”
  • Bước 6: Nhận kết quả trả về

    Chỉ sau vài giây, hệ thống sẽ trả về kết quả tính BHXH 1 lần của người lao động.


    3. Thủ tục nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần

    3.1 Hồ sơ hưởng BHXH 1 lần

    Để hưởng chế độ BHXH một lần, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Sổ BHXH của người lao động
  • Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần của người lao động
  • Đối với người lao động ra nước ngoài để định cư, cần chuẩn bị thêm bản sao giấy xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam, hoặc bản dịch tiếng VIệt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau: 
  • Hộ chiếu do nước ngoài cấp
  • Thị thực của Cơ quan nước ngoài cấp có xác nhận về việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài. 
  • Giấy xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài. 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trên, người dân mang theo CMND/CCCD đến nộp hồ sơ tại Cơ quan BHXH quận/huyện hoặc Cơ quan BHXH tỉnh nơi cư trú để nộp hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và chi trả tiền cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì cần trả lời rõ bằng văn bản cho người lao động, nêu rõ lý do.

3.2 Lưu ý khi rút BHXH 1 lần

Rút BHXH một lần là việc người lao động (NLĐ) lựa chọn nhận toàn bộ số tiền đã đóng BHXH cùng với lãi cộng dồn một lần thay vì nhận lương hưu hàng tháng sau khi về già. Tuy nhiên, việc rút BHXH 1 lần cũng tiềm ẩn một số rủi ro và thiệt thòi cho NLĐ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi rút BHXH 1 lần:

  • Mất đi quyền hưởng lương hưu: Đây là thiệt thòi lớn nhất khi rút BHXH 1 lần. Sau khi rút BHXH 1 lần, NLĐ sẽ không còn được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, nguồn thu nhập chính để trang trải cho cuộc sống khi không còn khả năng lao động.
  • Mất đi quyền lợi bảo hiểm y tế: Khi rút BHXH 1 lần, NLĐ sẽ không còn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế. Điều này đồng nghĩa với việc NLĐ phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho bản thân và gia đình.
  • Mức hưởng BHXH 1 lần thường thấp hơn lương hưu: Mức hưởng BHXH 1 lần được tính toán dựa trên số tiền đã đóng BHXH cùng với lãi cộng dồn. Tuy nhiên, do thời gian đóng BHXH thường ngắn hơn thời gian hưởng lương hưu, nên mức hưởng BHXH 1 lần thường thấp hơn lương hưu.

    Do đó, nếu người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH thì có thể tiếp tục đóng để đủ số năm và nhận các quyền lợi từ BHXH.
    ------------------------------
    CÔNG TY CỔ PHẦN TS24
    💻 Website: https://web.ts24.com.vn
    📞 Hotline CSKH: (028)-3866-4188 (Nhấn phím 1)
    ☎️ Hotline hỗ trợ: 1900 6154
    ✉️ Email: sales@ts24.com.vn
Cơ chế mới về điện mặt trời mái nhà: Công suất từ 1.000kW trở lên phải xin giấy phép