Chat Zalo! Icon
Hướng dẫn doanh nghiệp gặp vướng mắc về phân loại hàng hóa

Để các doanh nghiệp cũng như các đơn vị Hải quan địa phương nắm bắt được chi tiết các quy định liên quan đến phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã kịp thời tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến vấn đề này.


Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuận Anh vướng mắc về việc xác định mã HS cho hàng hóa NK.

Theo Tổng cục Hải quan, tại Điều 26 Luật Hải quan 2014, Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 11, Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Khoản 3, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa XNK để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam.

Trường hợp DN đề nghị xác định mã số hàng hóa dự kiến NK thì DN chỉ thực hiện thủ tục xác định trước mã số theo quy định tại Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP. Theo đó, tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số có trách nhiệm: Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi XNK lô hàng; tham gia đối thoại với cơ quan Hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan Hải quan; thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.

Hồ sơ xác định trước mã số gồm: Đơn đề nghị xác định trước mã số theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC; tài liệu kỹ thuật do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số hàng hóa cung cấp; mẫu hàng hóa dự kiến XNK (nếu có).

Công ty CP Dược phẩm Trung ương Codupha thắc mắc về việc phân loại mặt hàng có tên khai báo là “Thiết bị ngăn ngừa viêm da ATOPSHIELD FORTE”.

Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, căn cứ Nghị định 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì Bộ Y tế là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế. Trong đó có các lĩnh vực trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm… Bộ Y tế xây dựng và trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia về trang thiết bị y tế. Ban hành các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị y tế; ban hành danh mục thiết bị thiết yếu cho các đơn vị, cơ sở y tế. Còn tại Nghị định 87/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định Bộ Tài chính là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính- ngân sách, hải quan.

Theo đó, tại Điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan thì việc quy định về phân loại hàng hóa được thực hiện: “1. Phân loại hàng hóa để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam. 2. Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa XNK. 3. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. 4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc phân loại hàng hóa”.

Căn cứ các quy định trên thì Bộ Y tế là cơ quan quản lý chuyên ngành về lĩnh vực trang thiết bị y tế; Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) thực hiện quản lý nhà nước trong việc phân loại xác định mã số cho hàng hóa XNK.

Cục Hải quan Hải Phòng nêu, thời gian qua, đơn vị nhận được phản ánh của DN vướng mắc đối với mặt hàng rong biển.

Liên quan đến vướng mắc này của đơn vị, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp mặt hàng “rong biển tươi, đông lạnh, ướp lạnh hoặc khô hoặc đã chưa nghiền, chưa tẩm ướp gia vị, dùng làm thức ăn cho người” thuộc nhóm 12.12.

Trường hợp mặt hàng là “rong biển tươi, đông lạnh, ướp lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền, đã được tẩm ướp gia vị (dầu thực vật, muối, đường…) dùng làm thức ăn cho người” hoặc “rong biển đã rang, có hoặc không được tẩm ướp gia vị, dùng làm thức ăn cho người” thuộc nhóm 20.08.

Theo Tổng cục Hải quan, mặt hàng rong biển NK có nhiều loại khác nhau tùy theo cách thức chế biến, quy trình sản xuất như: đã rang, chưa rang, sấy khô, tẩm ướp, chưa tẩm ướp…

Do vậy, đối với các lô hàng NK đăng ký tờ khai trước ngày cơ quan Hải quan có công văn hướng dẫn số 6373/TCHQ-TXNK ngày 8/10/2019, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan Hải Phòng căn cứ các quy định về kiểm tra sau thông quan, xem xét kỹ hồ sơ NK, tài liệu kỹ thuật, quy trình sản xuất, thực tế hàng hóa… đối chiếu với nội dung hướng dẫn tại công văn trên để phân loại.

Trường hợp không đủ cơ sở để xem xét lại mã số hàng hóa tại thời điểm NK thì không thực hiện điều chỉnh lại mã số.

trong Tin tức
Thông tư 20/2019/TT-BKHCN ngày 10/12/2019
Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí và hoạt động công bố cơ sở pha chế khí tại Việt Nam