Chat Zalo! Icon
Tính pháp lý của hợp đồng điện tử:

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, hợp đồng điện tử ngày càng trở nên phổ biến và là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh hiện đại. Việc hiểu rõ về tính pháp lý của hợp đồng điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định pháp luật mà còn tăng cường hiệu quả quản lý, giao dịch và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Hãy cùng TS24 khám phá những yếu tố quan trọng về tính pháp lý của hợp đồng điện tử để đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn luôn diễn ra một cách thuận lợi và hợp pháp.

Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng truyền thống, theo Điều 14 và Điều 34 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

Doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng điện tử trong các lĩnh vực được phép như dân sự, thương mại, kinh doanh, hoạt động của cơ quan Nhà nước và các lĩnh vực khác theo quy định pháp luật. Tính pháp lý của hợp đồng điện tử được xác nhận trong Chương 4 về Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử của Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 năm 2005.

Theo quy định tại Điều 34, “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Theo Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2015, Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ, cụ thể là:

“1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.

2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”


Để hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, cần đảm bảo hai điều kiện:

Tính toàn vẹn của thông tin: Thông tin trong hợp đồng phải còn nguyên vẹn, không bị chỉnh sửa hay thay đổi, ngoại trừ những thay đổi về hình thức trong quá trình lưu trữ, hiển thị, và trao đổi chứng từ điện tử.

  • Khả năng truy cập thông tin: Thông tin trong hợp đồng điện tử phải có thể truy cập và sử dụng dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng đã có hiệu lực và có sự đồng ý của các bên liên quan.

    Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý được quy định tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử:

    “1. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:

    a) Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;

    b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”


    Các lưu ý khi thực hiện hợp đồng điện tử:

    1. Lĩnh vực áp dụng được hợp đồng điện tử:
  • Lĩnh vực được sử dụng: Dân sự, lao động, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thương mại, v.v.
  • Lĩnh vực không được công nhận: Bất động sản, hôn nhân, thừa kế, giấy khai sinh, khai tử, hối phiếu, giấy tờ có giá.


    2. Các chủ thể thực hiện hợp đồng điện tử:

    Hợp đồng điện tử cần có ít nhất 3 chủ thể: bên bán, bên mua và bên trung gian. Các chủ thể này phải đáp ứng các điều kiện theo Bộ luật Dân sự 2015:
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập
  • Giao kết hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện


    3. Vấn đề bảo mật:

    Doanh nghiệp cần tìm đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín, thỏa thuận bảo mật thông tin với đơn vị đó. Quý Khách hàng có thể tham khảo dịch vụ ContractSigning của Công ty Cổ phần TS24 - ứng dụng trên nền tảng Windows hàng đầu để tạo, quản lý và bảo mật các hợp đồng điện tử với các tính năng tối ưu.

    Với ContractSigning, bạn có thể tạo hợp đồng điện tử một cách dễ dàng và nhanh chóng với các mẫu có sẵn; ký các loại hợp đồng điện tử an toàn và tiện lợi hơn; dễ dàng chia sẻ và lưu trữ hợp đồng cũng như tích hợp các dữ liệu cá nhân một cách thuận lợi và bảo mật.


    Những thắc mắc thường gặp về hợp đồng điện tử:

    1. Để chứng minh giá trị pháp lý với các bên liên quan như Ngân hàng, cơ quan nhà nước, Theo Điều 9, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, hợp đồng điện tử cần đáp ứng được những điều kiện sau để có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng giấy: 
  • Đủ tin cậy và toàn vẹn thông tin
  • Hợp đồng được công khai minh bạch với các bên tham gia.
  • Sử dụng chữ ký số được cung cấp từ các nguồn uy tín và được Pháp luật công nhận.

    2. Để bảo mật thông tin khi sử dụng hợp đồng điện tử, doanh nghiệp sử dụng nên sao lưu các bản hợp đồng của mình trên hệ thống đám mây doanh nghiệp và của cả bên cung cấp chữ ký số; hợp đồng nên có các điều khoản về bảo mật thông tin.

    3. Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng điện tử, các bên tham gia có những cách sau để giải quyết:
  • Hòa giải, thương lượng: Các bên đàm phán để đạt được thỏa thuận, giảm thiểu thiệt hại và tự nguyện thực hiện giải pháp.
  • Trọng tài thương mại: Dành cho hợp đồng thương mại, hai bên chọn trọng tài viên độc lập để xem xét và đưa ra phán quyết có tính ràng buộc.
  • Tòa án: Nếu không thể hòa giải, tranh chấp sẽ được đưa ra Tòa án, nơi sẽ quyết định xử lý dựa trên tính chất hợp đồng và mức độ vi phạm.

    4. Do hiện nay, luật giao dịch diện tử 2005 và các văn bản liên quan chưa có quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng điện tử, do đó, hợp đồng điện tử sẽ có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên tham gia. Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng như sau:

    “1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

    2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”.

    Trong thời đại số hóa hiện nay, việc nắm vững tính pháp lý của hợp đồng điện tử là điều cần thiết để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và hợp pháp. Hợp đồng điện tử không chỉ mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng mà còn đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Doanh nghiệp cần cập nhật và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành để khai thác tối đa lợi ích từ hợp đồng điện tử, đồng thời tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.
    -------------------------
    CÔNG TY CỔ PHẦN TS24
    🌐 Website: https://web.ts24.com.vn
    ☎️ Hotline CSKH: (028)-3866-4188 (Nhấn phím 1)
    ☎️ Hotline hỗ trợ: 1900 6154
    ✉️ Email: sales@ts24.com.vn









Hải quan cụ thể hóa các mục tiêu cải cách hành chính giúp tạo thuận lợi thương mại