Chat Zalo! Icon
Thêm một cách để người không đi làm cũng có lương hư

Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là gì?

Hiện nay, các quy định về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được quy định tại Nghị định 88/2016/NĐ-CP. Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này giải thích như sau:

Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung thu nhập cho người tham gia quỹ khi đến tuổi về hưu dưới hình thức tài khoản hưu trí cá nhân, được đầu tư và tích lũy theo quy định của pháp luật.

Trong đó, quỹ hưu trí là quỹ tài chính được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia quỹ…

Như vậy, có thể hiểu, chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là một chính sách bảo hiểm xã hội, nhưng độc lập với chế độ hưu trí thuộc bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, cũng không phải là sản phẩm bảo hiểm hưu trí của các doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. 

Điều kiện, cách thức tham gia hưu trí bổ sung tự nguyện

Theo Điều 2 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, một trong những đối tượng có thể tham gia hưu trí bổ sung tự nguyện có:

Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Đồng thời, Điều 9 của Nghị định quy định cụ thể về phương thức tham gia như sau:

-  Cá nhân tự lựa chọn phương thức đóng góp, thực hiện ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí

- Cá nhân trực tiếp chuyển tiền đóng góp vào quỹ hưu trí

- Cá nhân được cấp tài khoản hưu trí cá nhân và quyền truy cập thông tin về tài khoản hưu trí cá nhân của mình…

Nếu như với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động phải đóng một tỷ lệ nhất định vào quỹ hưu trí và tử tuất (8%), với bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức đóng bằng 22% thu nhập do người tham gia tự lựa chọn; thì với chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, không có một quy định cụ thể nào về mức đóng của người tham gia.


Mức đóng vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện được ấn định theo thỏa thuận của người tham gia và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.

Cách chi trả lương hưu từ quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

Theo khoản 1 Điều 26, khoản 4, khoản 5 Điều 25 Nghị định 88, người tham gia được nhận chi trả từ tài khoản hưu trí như sau:

- Người tham gia quỹ đăng ký kế hoạch chi trả từ tài khoản hưu trí cá nhân cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tại hợp đồng tham gia quỹ hưu trí.

- Được nhận chi trả theo chế độ hàng tháng hoặc một lần. Tuy nhiên, Nhà nước khuyến khích chi trả theo chế độ lương hưu hàng tháng.

- Thời gian nhận chi trả hàng tháng khi người tham gia quỹ đến tuổi nghỉ hưu tối thiểu là 10 năm.

Mức chi trả hàng tháng khi đến tuổi về hưu do người tham gia lựa chọn nhưng tối đa không vượt quá tổng giá trị tài khoản hưu trí cá nhân ở thời điểm nghỉ hưu chia cho 120 tháng. Sau 10 năm, người tham gia quỹ có thể nhận chi trả một lần.

Ví dụ: Tháng 01/2021, bà A đủ 55 tuổi 04 tháng - tức là đủ tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động 2019. Tổng giá trị tài khoản hưu trí cá nhân của bà A ở thời điểm này là 200 triệu đồng

Theo đó, bà A sẽ được nhận chi trả hàng tháng trong ít nhất 10 năm, từ tháng 01/2021 đến tháng 01/2031.

Mức nhận lương hưu hàng tháng của bà A không quá: 200 triệu : 120 tháng = 1,66 triệu đồng/tháng.

- Trường hợp mức chi trả hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở thì mức chi trả hàng tháng tối đa không vượt quá mức lương cơ sở cho đến khi tất toán tài khoản hưu trí cá nhân (Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng).

Ngành Hải quan: Quyết liệt triển khai nhiệm vụ thu ngân sách ngay từ đầu năm