Chat Zalo! Icon
Sửa đổi, bổ sung quy định về xác định trị giá hải quan

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 60/2019/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, kể từ ngày 15/10/2019 (ngày Thông tư 60/2019/TT-BTC có hiệu lực) sẽ có sự thay đổi trong phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng XK và hàng NK. Trong đó, Thông tư 60/2019/TT-BTC tập trung vào 4 nhóm vấn đề lớn, cụ thể:

Nhóm vấn đề về quy định chung, tại Thông tư 60 bổ sung 6 khái niệm và quyền, nghĩa vụ của cơ quan Hải quan trong xác định trị giá hải quan.


Nhóm vấn đề về nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan: tập trung vào 2 nội dung quan trọng là: 3 nguyên tắc và 6 phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XK và 3 nguyên tắc và 6 phương pháp xác định trị giá hải quan hàng NK.

Với nhóm vấn đề về phương pháp xác định trị giá hải quan giải quyết triệt để vướng mắc trong thực tế như: Phương pháp xác định trị giá giao dịch; xác định trị giá hải quan đối với giá giao dịch hàng hóa NK tương tự; xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa NK theo phương pháp suy luận; và bổ sung thêm quy định về xác định trị giá hải quan hàng hóa XNK đặc thù: xác định trị giá hải quan đối với phần mềm; các khoản điều chỉnh cộng và tiền bản quyền, chi phí giấy phép; xác định trị giá hải quan đối với phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, hàng hóa có mối quan hệ đặc biệt; việc xác định trị giá đối với một số trường hợp hàng hóa XNK đặc thù như hàng tiêu hủy, hàng chuyển phát nhanh...

Đặc biệt, trong nội dung về xây dựng, quản lý và sử dụng Danh mục quản lý rủi ro, quản lý theo mặt hàng và doanh nghiệp rủi ro, Thông tư 60 đã bổ sung quy định về Tiêu chí xây dựng Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan, cụ thể:

Thứ nhất, tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp bị cơ quan hải quan đánh giá là không tuân thủ pháp luật.

Thứ hai, tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp bị cơ quan hải quan phân loại là doanh nghiệp rủi ro cao hoặc doanh nghiệp rủi ro rất cao hoặc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày.

Thứ ba, trong thời gian 730 ngày (2 năm) trở về trước tính đến ngày đánh giá, doanh nghiệp bị cơ quan hải quan xử lý vi phạm về hành vi khai sai trị giá hải quan dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, với mức độ xử phạt và số tiền xử phạt theo quy định của Bộ Tài chính hoặc bị cơ quan quản lý Nhà nước xử lý vi phạm về hành vi gian lận, trốn thuế.

Xuất khẩu "hụt hơi" khi loạt khó khăn bủa vây