Chat Zalo! Icon
Ngành hải quan: Quyết liệt chống gian lận xuất xứ

Thực hiện Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo trong toàn ngành triển khai loạt giải pháp từ việc đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách đến trực tiếp đấu tranh, phát hiện các hành vi vi phạm

Bộ Tài chính đã cụ thể hóa quyết định của Thủ tướng Chính phủ bằng việc ban hành Quyết định số 1662/QĐ-BTC về kế hoạch triển khai và chỉ đạo các đơn vị, lực lượng trong ngành thực hiện các giải pháp tổng thể.


Trong đó, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành văn bản, chỉ thị hướng dẫn các đơn vị thực hiện đồng bộ giải pháp; tổ chức, sắp xếp, đào tạo cán bộ, công chức ở khâu thủ tục để tăng cường kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để xử lý theo đúng quy định. Thực hiện thu thập, phân tích thông tin trong và ngoài nước để xác định mặt hàng, doanh nghiệp (DN) có dấu hiệu rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, hành vi vi phạm; rà soát xác định những giao dịch, công ty có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để tiến hành thu thập, củng cố thông tin, tiến hành phân tích, quyết định kiểm tra, xác minh, điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm.

Đặc biệt, hoạt động đấu tranh được thực hiện thông qua kế hoạch thanh tra, điều tra, xác minh cụ thể. Chẳng hạn, lập kế hoạch, thực hiện các chuyên đề, chuyên án để thực hiện kiểm tra, xác minh làm rõ theo ngành hàng, đối tượng cụ thể; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan đối với lĩnh vực xuất xứ hàng hóa để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm… Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung, đáp ứng yêu cầu quản lý. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các chế tài xử phạt liên quan đến xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp...

Phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành

Triển khai các biện pháp đấu tranh, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành; kiến nghị trao đổi, kết nối thông tin cấp C/O giữa Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với cơ quan hải quan để thực hiện kiểm tra, đối chiếu nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ theo từng lô hàng. Bên cạnh đó, phối hợp với các hiệp hội thực hiện đánh giá năng lực sản xuất, xuất khẩu của từng ngành hàng; xác định các mặt hàng xuất nhập khẩu có hiện tượng tăng đột biến; xác định doanh nghiệp có rủi ro cao gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thích hợp.

Hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh, ngăn chặn gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp cũng được tăng cường triển khai thông qua việc chủ động sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với cơ quan hải quan, cơ quan điều tra các nước. Qua đó, bảo vệ quyền lợi chính đáng của DN kinh doanh chân chính, bảo vệ người tiêu dùng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, thông tin cảnh báo về xuất xứ hàng hóa, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp cũng được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng DN để ngăn chặn từ xa các hành vi vi phạm.

Bộ Tài chính đã kiến nghị các bộ, ngành hoàn thiện cơ sở pháp lý như: Kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm sửa Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa, Bộ Công Thương khẩn trương rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm về xuất xứ hàng hóa và sớm ban hành Thông tư quy định cụ thể về tiêu chí xuất xứ đối với hàng hóa lưu thông nội địa.

Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội, phải làm sao?