Chat Zalo! Icon
4 lý do không nên nhận tiền BHXH một lần

Có nên nhận tiền BHXH một lần để giải quyết nhu cầu tài chính trước mắt hay đóng tiếp và đợi đủ tuổi để nhận lương hưu là thắc mắc chung của rất nhiều người.

Thực tế, việc nhận BHXH một lần khiến người lao động bị thiệt, vì những lý do dưới đây.

1. Không được cộng nối thời gian đóng BHXH

Người lao động khi đã nhận tiền BHXH một lần sẽ không được cộng nối thời gian đóng BHXH mà tính thành thời gian đóng BHXH mới trong lần tiếp theo.

Cụ thể, tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014 có quy định: Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Như vậy, nếu lao động nghỉ việc chưa nhận BHXH một lần sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH và cộng nối với thời gian đóng tiếp đó. Khi đã nhận BHXH một lần, người lao động có thể mất đi cơ hội hưởng lương hưu vì không đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH.

2. Số tiền BHXH nhận được ít hơn so với tiền đóng

Việc người lao động nhận tiền BHXH một lần sẽ phải chịu thiệt thòi về số tiền nhận được. Cụ thể, theo Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định hàng tháng người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng và người sử dụng lao động đóng 14% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Theo đó, tổng mức tiền lương hàng tháng người lao động và người sử dụng lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất trên quỹ tiền lương đóng BHXH là 22%. Vì vậy, 1 năm đóng sẽ tương đương 22% x 12 = 2.64 tháng lương.

Căn cứ khoản 2, Điều 60 Luật BHXH, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014. 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

So với mức đóng BHXH hàng tháng thì người lao động thì số tiền BHXH một lần nhận được thấp hơn rất nhiều.


3. Không được hưởng trợ cấp mai táng và tử tuất khi chết

Người đang tham gia BHXH nếu không đủ điều kiện đóng tiếp có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH sau đó tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đã đóng. Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may bị chết thì gia đình, người thân được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất.

Tuy nhiên, nếu đã nhận tiền BHXH một lần thì sẽ không được hưởng khoản trợ cấp nêu trên nữa.

Với trợ cấp mai táng. Các đối tượng dưới đây sau khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng là (theo khoản 1, Điều 66 Luật BHXH):

- Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.

- Người đang hưởng lương hưu.

Mức trợ cấp mai táng được hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người theo quy định trên chết.

Với trợ cấp tử tuất. Người đang hưởng lương hưu, người đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần chết thì thân nhân của người này theo quy định tại khoản 2, Điều 67 Luật BHXH như con chưa đủ 18 tuổi, con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên… sẽ được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng.

Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Từ đó, có thể thấy việc nhận BHXH một lần ảnh hưởng không nhỏ đến khoản trợ cấp tử tuất, mai táng của người lao động.


4. Phải tự chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi về già

Người lao động ở độ tuổi nghỉ hưu, khi về già thường khó tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe, các bệnh liên quan đến tuổi già. Do đó, pháp luật đã quy định những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng… được cơ quan BHXH đóng BHYT (theo khoản 1, Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ).

Vì vậy, trường hợp người lao động đã nhận tiền BHXH một lần có thể không đủ điều kiện hưởng lương hưu phải tự tham gia BHYT.

05 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn