Chat Zalo! Icon
15 khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021

Các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong năm là một trong những chính sách về bảo hiểm được đông đảo người lao động quan tâm. Dưới đây là 15 khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và 10 khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021 theo quy định.

Theo Điểm 2.3 khoản 2 Điều 6 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 BHXH Việt Nam về việc ban hành quy trình thu BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế đã quy định rõ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác.

Theo đó, có thể xác định các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm 15 khoản sau: Tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động; Tiền thưởng sáng kiến; Tiền ăn giữa ca; Tiền hỗ trợ xăng xe; Tiền hỗ trợ điện thoại; Tiền hỗ trợ đi lại; Tiền hỗ trợ nhà ở; Tiền hỗ trợ giữ trẻ; Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ; Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết; Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn; Tiền sinh nhật của người lao động; Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp; Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, đối với các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021, tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Cụ thể, các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021 bao gồm 10 khoản sau: Tiền lương; Phụ cấp chức vụ, chức danh;Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút; Phụ cấp có tính chất tương tự; Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương

Tổng cục Thuế giới thiệu điểm mới Nghị định 123/2020 về hóa đơn