Chat Zalo! Icon
Hải quan quản chặt hoạt động chia tách, đóng ghép hàng hóa kho ngoại quan

Để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường việc kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động trong kho ngoại quan theo quy định tại Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

Tổng cục Hải quan đã có văn bản yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý hoạt động dịch vụ chia tách, đóng ghép hàng hóa trong kho ngoại quan trên cơ sở các quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Hải quan, khoản 1 Điều 83, khoản 2 Điều 87 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

Cụ thể, doanh nghiệp chỉ được thực hiện các hoạt động trong kho ngoại quan theo quy định tại Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan đế thực hiện một số hoạt động trong kho ngoại quan mà sự kết hợp các hoạt động chia tách, đóng ghép hàng hóa tạo nên hoạt động “gia công chế biến đơn giản” theo quy định tại Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì cơ quan hải quan từ chối và thông báo doanh nghiệp biết.

Tổng cục Hải quan lưu ý, căn cứ văn bản đề nghị của chủ hàng hóa hoặc chủ kho ngoại quan, công chức hải quan thực hiện kiếm tra thông tin tên hàng hóa, xuất xứ hàng hóa khi thực hiện khai báo trên hệ thống hải quan và thông tin trên bao bì, nhãn mác hàng hóa xuất kho ngoại quan; xác định các lô hàng có dấu hiệu vi phạm, gian lận, giả mạo, thay đổi xuất xứ hàng hóa để xử lý theo quy định của pháp luật.


Điều 38 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan hải quan, gồm:

- Tiếp nhận văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu do tổ chức, cá nhân nộp.

- Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất, kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu đối với các trường hợp phải kiểm tra theo quy định tại Điều 39 và Điều 40 nghị định.

- Tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân nộp; xử lý các vấn đề liên quan đến thuế đối với loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

- Căn cứ kết quả xử lý thông tin hải quan và tiêu chí quản lý rủi ro, cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ báo cáo quyết toán; đối với tổ chức, cá nhân có thông tin nghi vấn có dấu hiệu gian lận thương mại thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan và xử lý theo quy định.

- Thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, về thuế theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính./.

[iXHD] TRA CỨU, CUNG CẤP, SỬ DỤNG THÔNG TIN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ