I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của CĐCS, kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ công đoàn nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế khuyết điểm, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần xây dựng CĐCS vững mạnh; làm cơ sở bình xét thi đua, khen thưởng để tôn vinh những CĐCS tiêu biểu, xuất sắc.
2. Các CĐCS nghiêm túc triển khai việc đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động hằng năm, công khai kết quả tới đoàn viên và cán bộ công đoàn. Công đoàn cấp trên tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả thực hiện, khắc phục tình trạng nể nang, hình thức trong đánh giá, xếp loại CĐCS.
3. Tiêu chí đánh giá phải tập trung vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của CĐCS theo quy định của Điều lệ Công đoàn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; phương pháp, quy trình các bước đánh giá, xếp loại CĐCS phải cụ thể, dễ thực hiện.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại CĐCS là căn cứ để đánh giá, xếp loại ban chấp hành công đoàn cơ sở hằng năm trong thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền được giao.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
1. Đối tượng: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam.
2. Điều kiện: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn sau khi thành lập mới đã đi vào hoạt động đủ 12 tháng trở lên; hoặc công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất đã hoạt động đủ 06 tháng trở lên.
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
1. Hằng năm, trong quý một CĐCS xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung tiêu chí và đề ra các giải pháp thực hiện để xây dựng CĐCS vững mạnh. Riêng các CĐCS trường học triển khai theo năm học.
2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ủy viên ban chấp hành để trực tiếp theo dõi, hướng dẫn CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện những nội dung hoạt động theo các tiêu chí đã đề ra.
3. Cuối năm ban chấp hành CĐCS hướng dẫn các CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn trực thuộc (nếu có) tự chấm điểm, đánh giá, xếp loại; tổ chức thẩm định, đánh giá quyết định xếp loại cấp dưới theo thẩm quyền.
4. Trên cơ sở kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn và kết quả hoạt động của CĐCS đã đạt được, ban chấp hành CĐCS tự chấm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của CĐCS.
5. Thông báo kết quả cho đoàn viên biết và xử lý thông tin phản hồi, sau đó gửi hồ sơ, đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp thẩm định, quyết định xếp loại theo hướng dẫn của công đoàn cấp trên trực tiếp.
II. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ
1. Đầu năm triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hoạt động theo các nội dung tiêu chí đến các CĐCS trực thuộc, trong đó nêu rõ các giải pháp thực hiện; tập trung hướng dẫn, hỗ trợ, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ CĐCS, nhất là những CĐCS xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cuối năm hướng dẫn các CĐCS đánh giá, xếp loại từ tổ công đoàn trở lên; tổ chức kiểm tra, thẩm định, đánh giá, chấm điểm và quyết định xếp loại CĐCS. Kết quả xếp loại CĐCS được công khai đến các CĐCS trực thuộc.
3. Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác xây dựng CĐCS vững mạnh hằng năm; cấp giấy chứng nhận CĐCS Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mẫu thống nhất do Tổng Liên đoàn quy định.
4. Việc xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng CĐCS, thực hiện theo Quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả xây dựng CĐCS vững mạnh và đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động CĐCS hằng năm theo hướng dẫn của công đoàn cấp trên.
...
Tải về tại đây: