Ý kiến của nhiều doanh nghiệp đề xuất tiếp tục giảm lãi suất, nới lỏng điều kiện cho vay; xem xét thành lập quỹ, dùng đòn bẩy tín dụng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp; cơ cấu lại các khoản nợ cho doanh nghiệp; Qua đó, góp phần tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), thời gian qua do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các tác động từ tình hình thế giới, đơn hàng của các doanh nghiệp sụt giảm, đầu ra khó khăn, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu vẫn cao… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc khó khăn trong sản xuất, kinh doanh đã ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp, đặc biệt ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của người lao động.
Tại cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam diễn ra mới đây, ý kiến của nhiều doanh nghiệp đề xuất tiếp tục giảm lãi suất, nới lỏng điều kiện cho vay; xem xét thành lập quỹ, dùng đòn bẩy tín dụng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp; cơ cấu lại các khoản nợ cho doanh nghiệp; Qua đó, góp phần tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Gói chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ - bộ dịch vụ hoàn chỉnh để bao trùm mọi khía cạnh kinh doanh
Về vấn đề này Thống đốc ngân hàng nhà nước khẳng định, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ, tích cực triển khai các giải pháp từ phía Ngành Ngân hàng cũng như phối hợp các bộ ban ngành để hỗ trợ DN hiệu quả.
Chúng ta có riêng một Luật hỗ trợ DNNVV và 5 Nghị định hướng dẫn Luật. Nhưng vấn đề thực thi chính sách rất quan trọng. Chúng tôi đã có một số giải pháp như là áp dụng trần cho vay ngắn hạn đối với đối tượng ưu tiên trong đó có DNNVV, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp ứng dụng CNTT…Và đã ban hành các thông tư hướng dẫn tín dụng có ưu đãi đối với các DN tham gia vào chuỗi liên kết trong nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao. Ban hành nghị định về tín dụng NNNT trong đó DNNVV là đối tượng rất nhiều. Đặc biệt đối với việc bảo lãnh của các địa phương, địa phương tăng cường bảo lãnh cho DN vay vốn thì chắc chắn sẽ hỗ trợ được cho DN.
Trong thực tế, ngành ngân hàng đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Trước những khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận vốn hiện nay do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Thống đốc cũng kiến nghị sớm tổ chức Hội nghị đánh giá tổng thể triển khai Luật hỗ trợ DNVVN để có hướng giải quyết được các vấn đề.