1. Về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chỉ thị số 11/CT-TTg; tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2020
Chính phủ thống nhất đánh giá: Với quyết tâm cao và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19; đồng thời thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh mùng 2 tháng 9 được tổ chức trang trọng, ý nghĩa, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát tốt; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng chỉ còn 3,96% (chỉ tiêu Quốc hội giao là dưới 4%). Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm; tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng. Thị trường chứng khoán có dấu hiệu khởi sắc. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, xuất khẩu 8 tháng đạt trên 174 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ; xuất siêu gần 12 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng, tăng 15,3%. Giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng, đạt trên 47% kế hoạch (cùng kỳ năm 2019 đạt 37,9%). Tổng vốn đầu tư đăng ký có yếu tố nước ngoài (FDI) 8 tháng đạt gần 20 tỷ USD. Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8 tăng 1,6%, vốn đăng ký tăng 20,7%; tính chung 8 tháng cả nước có 88,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 32,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 27,9%. Sản xuất nông nghiệp, nông thôn
phát triển ổn định, được mùa; khối lượng và giá gạo xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ. Đời sống của người dân được cải thiện; số lượt hộ thiếu đói giảm 75,3% so với cùng kỳ. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được tiếp tục chú trọng. Tổ chức an toàn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học trong bối cảnh dịch Covid-19. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020 của Việt Nam đứng đầu nhóm 29 nền kinh tế cùng mức thu nhập và thuộc tốp 50 nền kinh tế đạt được tiến bộ đáng kể nhất trong bảng xếp hạng theo thời gian. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. An toàn giao thông có bước chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh; trong bối cảnh dịch bệnh đã thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Chủ tịch AIPA 41; tiếp tục tăng cường phối hợp, hỗ trợ các nước trong phòng chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bị ảnh hưởng bởi những rủi ro, thách thức từ cả bên trong và bên ngoài. Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Căng thẳng thương mại vẫn leo thang; cạnh tranh địa chính trị phức tạp. Dự báo khả năng phục hồi của kinh tế thế giới chậm, có thể có những bất ổn về tài chính, tiền tệ toàn cầu. Trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là những lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, lưu trú, dịch vụ ăn uống. Nguy cơ người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, giảm sâu thu nhập gia tăng mạnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng tăng thấp; một số ngành giảm sâu do chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa phục hồi hoàn toàn và cầu thế giới giảm mạnh. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng chững lại. Thu ngân sách đạt thấp, trong khi nhiều nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước phát sinh cho phòng chống dịch bệnh, thiên tai và bảo đảm an sinh xã hội...
Thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch bệnh, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng dập dịch; tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh; trong đó chú trọng một số nội dung sau:
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
2. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, hoàn thiện các kịch bản tăng trưởng và phương án chỉ đạo điều hành đến cuối năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp và ý kiến tham gia bằng văn bản của các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện Báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, trong đó dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6 - 6,5%. Trên cơ sở đó, Ban Cán sự đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Ban Cán sự đảng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương theo quy định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các bộ, ngành nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương để hoàn thiện Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ duyệt; trên cơ sở đó giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.
3. Một số nội dung liên quan đến thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Tải về tại đây: