Chat Zalo! Icon
Khởi động Chương trình KSP: triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) Việt Nam - Hàn Quốc.
Ngày 23/11, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế phối hợp với Văn phòng Thúc đẩy đầu tư thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KOTRA) đã tổ chức Hội thảo khởi động Chương trình chia sẻ kiến thức (KSP): triển khai HĐĐT tại Việt Nam.

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế phối hợp với Văn phòng Thúc đẩy đầu tư thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KOTRA) đã tổ chức Hội thảo khởi động Chương trình chia sẻ kiến thức (KSP): triển khai HĐĐT tại Việt Nam.

Hội thảo diễn ra với sự chủ trì của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Chí Hùng cùng đại diện Văn phòng KOTRA Hàn Quốc, Văn phòng KOTRA Hà Nội cùng các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Tài chính công Hàn Quốc (KIPF); chuyên gia nghiên cứu HĐĐT tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Chí Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, trong những năm qua, ngành Thuế Việt Nam luôn chú trọng thực hiện các giải pháp cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đơn giản thủ tục hành chính, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT), qua đó góp phần giảm chi phí, thời gian cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Ngành thuế đã đẩy mạnh điện tử hóa trong các giao dịch của NNT như khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và hoàn thuế điện tử. Đến nay đã có khoảng 800 nghìn DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,7% trong tổng số DN đang hoạt động.

Việc triển khai áp dụng HĐĐT cũng nằm trong chương trình thuế điện tử (e - tax) của ngành thuế và nội dung HĐĐT đã được đưa vào đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 2545/QĐ - TTg ngày 30/12/2016 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 đã quy định cụ thể về việc triển khai HĐĐT trên diện rộng, đánh dấu bước ngoặt trong việc chuyển dịch sử dụng hóa đơn giấy sang HĐĐT. Hiện tại, Tổng cục Thuế cũng đang tích cực triển khai xây dựng các hướng dẫn chi tiết cũng như cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin để việc thực hiện triển khai được hiệu quả và thông suốt.

Phó Tổng cục trưởng Vũ Chí Hùng nhấn mạnh, Tổng cục Thuế đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc trong khuôn khổ Chương trình Chia sẻ kiến thức để đưa đề xuất hỗ trợ triển khai hệ thống HĐĐT vào chương trình, với mục tiêu đáp ứng ưu tiên trọng tâm của Bộ Tài chính và Chính phủ Việt Nam. Đồng thời kỳ vọng rằng, với thực tiễn quản lý thuế hiện đại, hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế điện tử đã được cơ quan Thuế Hàn Quốc triển khai trên diện rộng từ rất sớm (năm 2010), chính là thế mạnh để cơ quan Thuế Việt Nam học tập, khảo sát kinh nghiệm để áp dụng triển khai thực tiễn.

Về phía Hàn Quốc, ông Choi Joong Kyung, cố vấn cấp cao 2020-2021 KSP Vietnam chia sẻ, là một trong những quốc gia sớm triển khai áp dụng quản lý thuế điện tử từ năm 2010, bước đầu Hàn Quốc cũng gặp những khó khăn nhất định, nhưng qua thời gian đã góp phần tăng tỷ lệ đóng thuế vào NSNN từ 40-45%. Do đó, với kinh nghiệm thực tiễn, các chuyên gia của Hàn Quốc sẽ phân tích hiện trạng cũng như đưa ra các phương án cải tiến trong quản lý thuế của Việt Nam, giúp tìm ra các nguồn thuế thuế mới, không chỉ tăng tỷ lệ nộp thuế vào NSNN, mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội thông qua lộ trình xây dựng kế hoạch hợp tác chi tiết và cụ thể.

Tổng quan Nghị định 123/2020/NĐ-CP về triển khai quy định HĐĐT, ông Nguyễn Hữu Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Tổng cục Thuế) trình bày khái quát 11 nội dung quan trọng liên quan đến các nội dung như thời điểm bắt buộc áp dụng HĐĐT theo Nghị định số 123; nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng HĐĐT; đối tượng áp dụng HĐĐT có mã và không có mã của cơ quan thuế; chuyển dữ liệu HĐĐT; xử lý HĐĐT có sai sót; hành vi sử dụng HĐĐT không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp HĐĐT...Trên cơ sở đó, cơ quan thuế Việt Nam gợi mở các vấn đề mà Hàn Quốc có thể chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý thuế điện tử của Việt Nam như các giải pháp về cơ sở dữ liệu; nhận diện các rủi ro khi sử dụng giữa 2 loại HĐĐT có mã và không mã cũng như các hình thức xử lý HĐĐT đã lập có sai sót, đảm bảo thuận lợi tra cứu, điều chỉnh dữ liệu, phân tích rủi ro về thuế, về hóa đơn.

Nâng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn lên cấp cục nhằm thực hiện hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế
Đó là nhận định chung của các chuyên gia trong và ngoài nước, đại diện DN tại hội thảo “Quản lý thuế doanh nghiệp lớn tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” được Tổng cục Thuế tổ chức ngày 23/11.