Chat Zalo! Icon
Doanh nghiệp có phải gửi công văn báo cáo Tổng cục Thuế xem xét cơ chế đặc thù khi lập hoá đơn?
5 December, 2019 by
Nguyễn Hoài Nguyên Hậu

Cuối tháng, sau khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp lập bảng kê phát sinh trong tháng gửi khách hàng để đối chiếu, xác nhận.

Căn cứ vào ngày xác nhận, doanh nghiệp xuất hoá đơn điện tử tương ứng. Khi đó, thời điểm xuất hoá đơn thực tế muộn hơn thời điểm quy định (là ngày cuối tháng). Vậy doanh nghiệp có phải gửi công văn báo cáo Tổng Cục thuế xem xét phê duyệt cơ chế đặc thù cho việc lập hoá đơn theo ngày xác nhận được không? Về vấn đề này TS24 xin trả lời:

Theo Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC về việc doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào và theo Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC; ngày 22/6/2015 (áp dụng từ ngày 06/8/2015) về việc quyết toán vào chi phí được trừ thì:

Ngày ghi trên hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền…

- Theo điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì: “Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng”

Vậy, trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp không thể thực hiện được việc lập hóa đơn điện tử theo từng lần bàn giao dịch vụ thì cần phải gửi công văn xin hướng dẫn cho Tổng cục Thuế để được hướng dẫn xử lý...