(Dân trí) - Việc giảm thuế nhập khẩu MFN mục đích góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng từ các quốc gia khác, chứ gần như không có nhiều ý nghĩa trong việc "hạ nhiệt" giá xăng.
Mới đây, thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì giảm từ 20% xuống 10%. Cùng thời điểm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đưa ra dự báo giá xăng trong nước sắp giảm còn 21.000 đồng/lít.
Thực tế, dự báo giá xăng dầu cho kỳ điều hành ngày 11/8 tới dựa trên bối cảnh giá dầu thô thế giới liên tục lao dốc (dưới ngưỡng 100 USD/thùng, thấp nhất trong vòng 7 tháng qua). Còn việc giảm thuế nhập khẩu MFN được đánh giá là không làm giảm giá xăng trong nước.
Gần như vô nghĩa trong việc "hạ nhiệt" giá xăng
Ông Trịnh Quang Khanh, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA), đánh giá việc giảm thuế nhập khẩu MFN không có tác động đến việc giảm giá xăng dầu trong nước.
Hiện tại, mặt hàng xăng được nhập khẩu chủ yếu từ Singapore, Malaysia, Thái Lan hay Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã ký, với ngưỡng thuế suất nhập khẩu xăng là 8%.
"Doanh nghiệp trong nước vẫn đang nhập khẩu từ các thị trường có mức thuế 8% và sẽ chẳng có một thương nhân đầu mối nào lại chuyển sang mua với mức 10% cả", ông Khanh nói. Trước đó, VINPA cho rằng nên giảm thuế nhập khẩu MFN từ 20% xuống 8% thì mới có ý nghĩa.
Ở khía cạnh tích cực, ông Khanh cho rằng việc giảm thuế mở ra thêm cơ hội cho doanh nghiệp đầu mối tiếp cận các thị trường mới, đa dạng hóa nguồn cung xăng trong nước, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác như hiện nay.
Liên quan đến việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN, Bộ Tài chính đánh giá mức giảm trên đảm bảo được dư địa để đàm phán các Hiệp định FTA mới trong tương lai, đồng thời không làm phát sinh nghĩa vụ của Việt Nam trong các cam kết quốc tế.
"Do hiện nay phần lớn xăng nhập khẩu về Việt Nam là từ ASEAN và Hàn Quốc, nên việc giảm thuế nhập khẩu MFN có thể không làm giảm giá xăng trong nước", Bộ Tài chính nhận định.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, và gần như 100% được nhập từ các nước có ký kết Hiệp định FTA. Với tỷ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN rất thấp, việc điều chỉnh giảm mức thuế này sẽ không có nhiều tác động đến thu ngân sách Nhà nước.
Giảm thuế nào thì mới giảm được giá xăng?
Hiện tại, theo công thức tính giá cơ sở, giá xăng phải "cõng" 4 sắc thuế (chưa kể các chi phí cố định) gồm thuế nhập khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, VAT 10% theo giá bán và thuế bảo vệ môi trường cố định 1.000 đồng/lít.
Đối với thuế bảo vệ môi trường, từ ngày 11/7, sắc thuế này đã điều chỉnh giảm xuống mức sàn trong khung thuế quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường (1.000 đồng/lít) đến hết ngày 31/12. Như vậy, để kéo giá xăng xuống một mặt bằng giá mới, cần phải tính phương án giảm thêm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT.
Đồng quan điểm với Bộ Tài chính, Phó Chủ tịch Thường trực VINPA Trịnh Quang Khanh nhìn nhận việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng chỉ kéo dài đến hết năm, trong khi giá thế giới luôn biến động khó lường và có tác động sâu rộng. Vì vậy để ghìm cương xăng, ông Khanh nhấn mạnh cần giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT.
Sau phiên điều chỉnh ngày 1/8 (giá xăng E5 RON 92 còn 24.629 đồng/lít, xăng RON 95 còn 25.608 đồng/lít), theo tính toán của Dân trí, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 đều vào khoảng 26%.
Theo Bộ Tài chính, so với nhiều nước, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung trong khoảng 40-55% đối với xăng và 33-50% đối với dầu (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỷ trọng thấp hơn).
Mới đây, thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì giảm từ 20% xuống 10%. Cùng thời điểm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đưa ra dự báo giá xăng trong nước sắp giảm còn 21.000 đồng/lít.
Thực tế, dự báo giá xăng dầu cho kỳ điều hành ngày 11/8 tới dựa trên bối cảnh giá dầu thô thế giới liên tục lao dốc (dưới ngưỡng 100 USD/thùng, thấp nhất trong vòng 7 tháng qua). Còn việc giảm thuế nhập khẩu MFN được đánh giá là không làm giảm giá xăng trong nước.
Gần như vô nghĩa trong việc "hạ nhiệt" giá xăng
Ông Trịnh Quang Khanh, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA), đánh giá việc giảm thuế nhập khẩu MFN không có tác động đến việc giảm giá xăng dầu trong nước.
Hiện tại, mặt hàng xăng được nhập khẩu chủ yếu từ Singapore, Malaysia, Thái Lan hay Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã ký, với ngưỡng thuế suất nhập khẩu xăng là 8%.
"Doanh nghiệp trong nước vẫn đang nhập khẩu từ các thị trường có mức thuế 8% và sẽ chẳng có một thương nhân đầu mối nào lại chuyển sang mua với mức 10% cả", ông Khanh nói. Trước đó, VINPA cho rằng nên giảm thuế nhập khẩu MFN từ 20% xuống 8% thì mới có ý nghĩa.
Ở khía cạnh tích cực, ông Khanh cho rằng việc giảm thuế mở ra thêm cơ hội cho doanh nghiệp đầu mối tiếp cận các thị trường mới, đa dạng hóa nguồn cung xăng trong nước, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác như hiện nay.
Việc giảm thuế nhập khẩu MFN được đánh giá không làm giảm giá xăng trong nước (Ảnh: Mạnh Quân).
Liên quan đến việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN, Bộ Tài chính đánh giá mức giảm trên đảm bảo được dư địa để đàm phán các Hiệp định FTA mới trong tương lai, đồng thời không làm phát sinh nghĩa vụ của Việt Nam trong các cam kết quốc tế.
"Do hiện nay phần lớn xăng nhập khẩu về Việt Nam là từ ASEAN và Hàn Quốc, nên việc giảm thuế nhập khẩu MFN có thể không làm giảm giá xăng trong nước", Bộ Tài chính nhận định.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, và gần như 100% được nhập từ các nước có ký kết Hiệp định FTA. Với tỷ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN rất thấp, việc điều chỉnh giảm mức thuế này sẽ không có nhiều tác động đến thu ngân sách Nhà nước.
Giảm thuế nào thì mới giảm được giá xăng?
Hiện tại, theo công thức tính giá cơ sở, giá xăng phải "cõng" 4 sắc thuế (chưa kể các chi phí cố định) gồm thuế nhập khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, VAT 10% theo giá bán và thuế bảo vệ môi trường cố định 1.000 đồng/lít.
Đối với thuế bảo vệ môi trường, từ ngày 11/7, sắc thuế này đã điều chỉnh giảm xuống mức sàn trong khung thuế quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường (1.000 đồng/lít) đến hết ngày 31/12. Như vậy, để kéo giá xăng xuống một mặt bằng giá mới, cần phải tính phương án giảm thêm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT.
Cơ cấu giá 1 lít xăng (Đồ họa: Ngọc Diệp).
Đầu tháng 8 vừa qua, Bộ Tài chính cho biết đã báo cáo Thủ tướng, xin chủ trương về phương án giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT đối với xăng dầu. "Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan triển khai xây dựng văn bản theo đúng trình tự, thủ tục", cơ quan này cho biết.Đồng quan điểm với Bộ Tài chính, Phó Chủ tịch Thường trực VINPA Trịnh Quang Khanh nhìn nhận việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng chỉ kéo dài đến hết năm, trong khi giá thế giới luôn biến động khó lường và có tác động sâu rộng. Vì vậy để ghìm cương xăng, ông Khanh nhấn mạnh cần giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT.
Sau phiên điều chỉnh ngày 1/8 (giá xăng E5 RON 92 còn 24.629 đồng/lít, xăng RON 95 còn 25.608 đồng/lít), theo tính toán của Dân trí, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 đều vào khoảng 26%.
Theo Bộ Tài chính, so với nhiều nước, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung trong khoảng 40-55% đối với xăng và 33-50% đối với dầu (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỷ trọng thấp hơn).